Các bước trong quy trình khai báo hải quan điện tử hàng nhập mới nhất 2021
Khai báo hải quan điện tử hàng nhập là một trong những bước quan trọng để nhập lô hàng từ nước ngoài về. Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì để hoàn tất các bước khai báo hải quan? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng nhập mới nhất
Quy trình khai báo hải quan hàng nhập bằng hình thức điện tử bao gồm 5 bước cơ bản như sau:
1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi thực hiện đăng ký tờ khai nhập khẩu. Tiếp đó, gửi thông tin về hệ thống VNACCS. Sau đó, hệ thống sẽ tự động cấp số, xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất. Và tên tương ứng với mã nhập vào. Đồng thời tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá lô hàng và thuế.
Một khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin này sẽ được lưu trên hệ thống VNACCS. Người khai báo hải quan điện tử có thể quay trở lại màn hình đăng ký tờ khai IDC. Nhằm hỗ trợ cho việc theo dõi phản hồi của hệ thống.
2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
Khi đã nhận được màn hình đăng ký tờ khai do hệ thống phản hồi. Người kê khai tiến hành kiểm tra lại các thông tin một lần nữa. Nếu những thông tin này là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Trong trường hợp phát hiện ra lỗi thì người kê khai phải sửa đổi ngay. Bằng cách sử dụng nghiệp vụ IDB để sửa lại các thông tin cần thiết. Sau đó, tiếp tục thực hiện lại theo các bước đã hướng dẫn ở trên.
3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể khai báo hải quan điện tử. Trước khi cho phép đăng ký, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra danh sách. Nhằm xem xét những doanh nghiệp nào không đạt đủ điều kiện. Trong trường hợp doanh nghiệp nằm trong doanh sách này. Hệ thống VNACCS sẽ phản hồi lại cho ngươi khai báo biết.
4. Phân luồng, kiểm tra và thông quan
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống này sẽ tự động phân luồng. Bao gồm: tờ khai luồng xanh, tờ khai luồng vàng và tờ khai luồng đỏ.
Căn cứ vào hồ sơ giấy tờ của lô hàng, các điều kiện kiểm tra thực tế cùng nghĩa vụ nộp thuế, phí đầy đủ hay chưa. Từ đó, hệ thống sẽ phản hồi về kết quả phân luồng này vào cuối ngày.
Trường hợp tờ khai được phân luồng xanh, tức là đủ điều kiện để được thông quan hàng hóa. Ngược lại, nếu tờ khai doanh nghiệp rơi vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Bạn cần phải bổ sung thêm một số giấy tờ hoặc hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định.
5. Khai sửa đổi và bổ sung trong thông quan
Hệ thống cho phép người kê khai có thể sửa đổi, bổ sung từ khi đăng ký tờ khai cho đến trước khi thông quan hàng hóa. Để thực hiện nghiệp vụ khai sửa đổi và bổ sung thì người kê khai sử dụng nghiệp vụ IDD. Sau khi đã khai báo xong, người kê khai gửi về hệ thống VNACCS. Hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin trên màn hình IDE.
Một điểm nữa cần phải lưu ý đó là, tờ khai sau khi được sửa đổi và bổ sung sẽ không được phân luồng xanh mà chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc đỏ.
Bảng báo giá dịch vụ khai thuê hải quan
Hiện nay, các doanh nghiệp đa phần sử dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử miễn phí như ECUS để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, có thể do chưa tiếp xúc với nghiệp vụ và phần mềm này nên thường xuyên xảy ra lỗi và tốn rất nhiều thời gian khi thực hiện.
Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký, kê khai hải quan tại các đơn vị uy tín. Chi phí cho dịch vụ này không quá cao. Nếu xét đến tính hiệu quả thì thực sự hơn hẳn cách doanh nghiệp tự làm.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các bước trong quy trình khai báo hải quan điện tử hàng nhập theo quy định mới nhất. Mọi câu hỏi và thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Pakago để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!