TAGS: tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Cách điền thông tin trên mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng quy định 2021
Posted on 73 lượt xem

Mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu được quy định tại Phụ lục IV, ban hành kèm theo thông tư 38/2015/TT-BTC. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin trên mẫu tờ khai theo đúng quy định hiện hành 2021.

Phần dành cho người kê khai hải quan và tính thuế 

Phần dành cho người kê khai hải quan và tính thuế trên mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu bắt đầu từ ô số 01 đến ô số 33. Nội dung cụ thể như sau:

Cách điền thông tin trên mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng quy định 2021
Cách điền thông tin trên mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng quy định 2021
Chỉ tiêu Chi tiết Diễn giải
Ô số 1 Người xuất khẩu Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số của người bán hàng ở nước ngoài
Ô số 2 Người nhập khẩu Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế, chứng minh thư/hộ chiếu của người nhập khẩu hàng hóa
Ô số 3 Người ủy thác/Người được ủy quyền Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế của thương nhân ủy thác cho người nhập khẩu hoặc người được ủy quyền khai hải quan
Ô số 4 Đại lý hải quan Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế của Đại lý hải quan; số, ngày hợp đồng đại lý hải quan (nếu gửi kho ngoại quan thì khai tên kho ngoại quan)
Ô số 5 Loại hình Loại hình nhập khẩu tương ứng
Ô số 6 Hóa đơn thương mại Ghi số, ngày, tháng, năm của hóa đơn thương mại
Ô số 7 Giấy phép/ngày hết hạn Ghi số, ngày, tháng, năm giấy phép cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép đó
Ô số 8 Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn Ghi ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn hợp đồng (hoặc phụ lục hợp đồng)
Ô số 9 Vận đơn Ghi số, ngày, tháng, năm vận đơn/chứng từ vận tải
Ô số 10 Cảng xếp hàng Tên cảng, địa điểm xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải chuyển về Việt Nam
Ô số 11 Cảng dỡ hàng Tên cảng, cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương tiện  vận tải xuống hoặc địa điểm giao hàng
Ô số 12 Phương tiện vận tải Tên tàu biển, số chuyến bay, số chuyến tàu hỏa, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng hóa nhập khẩu
Ô số 13 Nước xuất khẩu Tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được xuất bán cuối cùng
Ô số 14 Điều kiện giao hàng Điều kiện giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
Ô số 15 Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng
Ô số 16 Đồng tiền thanh toán Mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán
Ô số 17 Tỷ giá tính thuế Ghi rõ tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam khi áp dụng tính thuế
Ô số 18 Mô tả hàng hóa Tên hàng, quy cách, phẩm chất hàng hóa theo hợp đồng thương mại hoặc chứng từ đi kèm
Ô số 19 Mã số hàng hóa Ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có nhiều mặt hàng thì trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu bỏ trống và ghi chi tiết trên phụ lục tờ khai
Ô số 20 Xuất xứ Tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được sản xuất
Ô số 21 Chế độ ưu đãi Ghi tên mẫu C/O
Ô số 22 Lượng hàng Số lượng, khối lượng, trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng. Nếu có nhiều mặt hàng thì thực hiện tương tự như ô 19
Ô số 23 Đơn vị tính Ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng trong lô hàng, nếu có nhiều mặt hàng thì thực hiện tương tự như ô 19
Ô số 24 Đơn giá nguyên tệ Ghi giá của một đơn vị hàng hóa căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng, hóa đơn hoặc tài liệu liên quan
Ô số 25 Trị giá nguyên tệ Ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, [ô số 25]=[ô số 22]x[ô số 24]
Ô số 26 Thuế nhập khẩu Ghi trị giá tính thuế, thuế suất (%) và số thuế phải nộp của từng mặt hàng
Ô số 27 Thuế tiêu thụ đặc biệt Ghi trị giá tính thuế, thuế suất (%) và số thuế phải nộp của từng mặt hàng
Ô số 28 Thuế bảo vệ môi trường Số lượng hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường, mức thuế BVMT và tiền thuế phải nộp
Ô số 29 Thuế giá trị gia tăng Ghi trị giá tính thuế, thuế suất (%) và số thuế phải nộp của từng mặt hàng
Ô số 30 Tổng số tiền thuế [Ô số 30] = [ô số 26] + [ô số 27] + [ô số 28] + [ô số 29]
Ô số 31 Lượng hàng, số hiệu container Ghi số hiệu container, số lượng kiện hàng và trọng lượng hàng trong container
Ô số 32 Chứng từ đi kèm Liệt kê các chứng từ đi kèm trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Ô số 33 Ngày/tháng/năm khai báo Ngày, tháng, năm khai báo mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu, ký ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai

Phần dành cho cơ quan hải quan

Phần dành cho cơ quan hải quan trên mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu bắt đầu từ ô số 34 đến ô số 38. Nội dung cụ thể như sau:

Chỉ tiêu Chi tiết
Ô số 34 Lãnh đạo chi cục nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu ghi kết quả phân luồng hàng hóa
Ô số 35 Ghi chép khác – dành cho công chức hải quan khâu nghiệp vụ ghi nội dung cần thiết (biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý…)
Ô số 36 Xác nhận hải quan giám sát – phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hóa nhập khẩu
Ô số 37 Xác nhận đưa hàng hóa về bảo quản/chuyển cửa khẩu – Công chức hải quan ghi tóm tắt nội dung về việc xác nhận đưa hàng hóa về bảo quan/chuyển cửa khẩu
Ô số 38 Xác nhận đã thông quan – Xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp gửi.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách kê khai chỉ tiêu trên mẫu tờ khai Hải quan nhập khẩu. Mọi vướng mắc liên quan đến tờ khai, xin vui lòng liên hệ với Pakago để được tư vấn nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

Liên hệ ngay với Pakago để SỬ DỤNG DỊCH VỤ MUA HỘ HÀNG MỸ tại đây!

Hotline: Hà Nội: 0886 788 247 / HCM: 0903 520 051

Email: [email protected]

Tại Hà Nội: Số 63 – D3, khu biệt thự Vườn Đào, 689 Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ

Tại TPHCM: Tầng 2, 14/16A Thân Nhân Trung, P. 13, Q. Tân Bình

Tìm hiểu chi tiết quy trình khai báo hải quan điện tử và truyền thống
Posted on 101 lượt xem

Tìm hiểu quy trình khai báo hải quan giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và công sức để xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng. Hiện nay, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, cơ quan hải quan đã triển khai hai hình thức. Đó là khai báo hải quan điện tử và khai báo hải quan truyền thống. Thủ tục và quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây!

4 dòng nước hoa victoria secret mùi thơm nhất

Tìm hiểu chi tiết quy trình khai báo hải quan

Bán hàng hóa ra nước ngoài hay nhập khẩu một lô hàng về Việt Nam đều phải trải qua khâu khai báo với cơ quan hải quan. Quy trình khai báo hải quan bao gồm những nội dung sau:

Khai báo hải quan hàng xuất khẩu

Ở bước khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa; thủ tục hải quan tự kê khai. Đồng thời, tiến hành xuất trình bộ hồ sơ tài liệu đính kèm về lô hàng cho cơ quan hải quan.

Quy trình khai báo hải quan
Quy trình khai báo hải quan

Khai báo hải quan ở đâu?

 

Để đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp phải đăng ký tại Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa. Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong quá trình đăng ký, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ khai báo hải quan đến từ bên thứ 3. Chi phí cho dịch vụ này không quá cao lại rút ngắn được thời gian làm việc. Do đó, đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp.

Mức phí khi khai báo hải quan

Mức phí được quy định rất rõ ràng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt và tự tính toán được chi phí khi thực hiện hồ sơ kê khai. Theo đó:

  • Phí hải quan khi đăng ký tờ khai mà doanh nghiệp phải nộp là 20.000 đồng/tờ khai.
  • Lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa là 200.000 đồng/tờ khai
  • Lệ phí cho các phương tiện quá cảnh đường bộ là 200.000 đồng/phương tiện, đường thủy là 500.000 đồng/phương tiện.

Thủ tục khai báo hải quan

Để kê khai hải quan hàng xuất khẩu thành công, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

  • Giấy phép thành lập công ty
  • Phiếu tiếp nhận tờ khai hải quan
  • Bản sao hợp đồng ngoại thương
  • Bản gốc hóa đơn hợp đồng thương mại
  • Tờ khai, phiếu đóng gói, đơn vận tải
  • Giấy chứng nhận xuất xứ kho hàng xuất khẩu
  • Một số giấy tờ yêu cầu khác

Hướng dẫn khai báo hải quan điện tử

Quy trình khai báo hải quan giờ đây đã trở nên đơn giản hơn. Giờ đây, doanh nghiệp có thể trực tiếp kê khai bằng phần mềm điện tử. Quy trình thực hiện như sau:

  • Khai thông tin xuất khẩu EDA
  • Đăng ký tờ khai xuất khẩu EDC
  • Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan
  • Hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai hải quan thành luồng xanh, vàng, đỏ
  • Khai sửa đổi, bổ sung trong tờ khai hải quan (chỉ có thể được phân luồng vàng, đỏ)
  • Hệ thống sẽ trả về kết quả thông quan hàng hóa sau thời gian làm việc quy định

4 dòng nước hoa victoria secret mùi thơm nhất

Hướng dẫn khai báo hải quan truyền thống

Nếu chưa biết cách tiếp cận với hình thức khai báo hải quan điện tử, doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện khai báo theo cách truyền thống ở chi cục hải quan nơi hàng hóa tập kết. Khai báo hải quan truyền thống bao gồm các bước sau:

  • Người khai báo trực tiếp xuất trình hồ sơ hải quan và xuất trình hàng hóa thực tế cho cơ quan hải quan (kèm theo cả bộ chứng từ khai báo hải quan)
  • Cán bộ hải quan sẽ tiếp hành tiếp nhận hồ sơ. Sau quá trình kiểm tra sẽ quyết định xem có thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp hay không. Nếu không hợp lệ, cơ quan hải quan sẽ thông báo lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn thiện và bổ sung hồ sơ trong thời gian sớm nhất.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn quy trình khai báo hải quan điện tử và truyền thống đang được áp dụng hiện nay. Mọi câu hỏi và thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ với Pakago để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

Bài viết mới
Vận Chuyển Nhập Khẩu Mỹ Phẩm Từ Mỹ Cực Dễ
Posted on 73 lượt xem
Mua Hộ Hàng Mỹ Uy Tín Với Dịch Vụ Của Pakago
Posted on 77 lượt xem
Lợi Ích Fulfillment Trong Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu
Posted on 143 lượt xem