TAGS: ủy thác nhập khẩu là gì

Ủy thác nhập khẩu và những lưu ý khi sử dụng dịch vụ
Posted on 47 lượt xem

Uỷ thác nhập khẩu là một hình thức nhập khẩu hàng hóa phổ biến hiện nay. Được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng của nó. Sử dụng dịch vụ nhập khẩu ủy thác mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Nhưng đồng thời vẫn ẩn chứa không ít rủi ro sẽ gặp phải. Để hạn chế những rắc rối không đáng có. Chúng tôi xin đưa ra những lưu ý mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần biết trước khi ủy thác nhập khẩu. 

Khái niệm cơ bản về ủy thác xuất nhập khẩu

  • Uỷ thác nhập khẩu là gì?

Uỷ thác nhập khẩu là hình thức nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Nhưng doanh nghiệp không tự nhập trực tiếp mà ủy thác cho một bên trung gian. Bên thứ ba này chính là công ty cung cấp dịch vụ nhận ủy thác. Với đầy đủ kiến thức về thương mại quá tố và đàm phán tốt với đối tác nước ngoài. Có thể đảm bảo nhập khẩu trôi chảy và an toàn hơn rất nhiều lần so với doanh nghiệp. 

Dịch vụ ủy thác nhập khẩu là gì
Dịch vụ ủy thác nhập khẩu là gì
  • Uỷ thác xuất khẩu là gì?

Có cơ chế hoạt động giống với nhập khẩu ủy thác. Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu hàng ra nước ngoài từ doanh nghiệp trong nước. Bằng cách thuê một đơn vị cung cấp dịch vụ. Uỷ thác xuất khẩu giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi xuất hàng. Các giao dịch thuận lợi và dễ dàng hơn với các đối tác ngoại quốc. 

  • Hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Mọi công tác thanh toán, đóng gói, vận chuyển, thông tin đối tác và chi tiết về hàng hóa đều có mặt trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu. Trong bản hợp đồng ghi rõ quyền và nghĩa vụ các bên. Và các mức bồi thường nếu xảy ra trường hợp vi phạm hợp đồng. Đặc biệt, hợp đồng này tương đối chặt chẽ với hợp đồng nhập khẩu chính thức với đối tác nước ngoài. Điểm khác nằm ở mức phí hoa hồng dành cho bên nhận ủy thác. 

Những lưu ý quan trọng khi ủy thác nhập khẩu 

1. Hàng hóa trong nhập khẩu ủy thác

Hàng hóa trong nhập khẩu phải được kiểm tra hết sức chặt chẽ trước khi đưa lên bản hợp đồng. Tuyệt đối không được là hàng cấm nhập khẩu hoặc đang tạm dừng nhập khẩu. Còn lại tất cả các loại hàng hóa được lưu thông hợp pháp đều có thể xuất khẩu được. 

2. Khi ký kết hợp đồng ủy thác

Các thỏa thuận khác không có trên giấy trắng mực đen trong bản hợp đồng mà chỉ qua miệng thì sẽ không hợp lệ. Trước khi ký hợp đồng ủy thác, phải xem xét các yếu tố như bồi thường rủi ro, mức phí các loại, có cơ chế giải quyết rõ ràng khi hàng hóa vướng phải các thủ tục hải quan. Người đặt bút ký phải là người có thẩm quyền đúng với quy định của pháp luật. 

3. Rủi ro và tranh chấp khi nhập khẩu ủy thác

Bạn có thể gặp rủi ro bởi các công ty lừa đảo, những công ty ma khi ủy thác là trao hết toàn bộ thông tin hàng hóa và đối tác cho bên thứ ba này. Nếu không cẩn thận sẽ gây hậu quả hết sức khôn lường. Bởi những đơn hàng có thể có giá lên đến hàng tỷ đồng. Để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có này. Bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi đặt niềm tin vào bất kỳ một công ty nào. 

Khi làm việc qua trung gian, có kha khá hạn chế mà doanh nghiệp phải đối mặt. Doanh nghiệp dễ dàng rơi vào tình trạng mơ hồ thông tin bởi đã giao toàn bộ quyền kiểm soát cho bên thứ ba. Vẫn có khả năng xảy ra những công ty này cướp mất đối tác và chẳng mấy chốc trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp đi ủy thác lúc đầu. 

Những rủi ro và tranh chấp đáng lo ngại nói trên không bao giờ xuất hiện nếu bạn dùng một “cái đầu lạnh” để sử dụng dịch vụ. Hãy bỏ túi ngay những lưu ý quan trọng nói trên để việc nhập khẩu ủy thác trở nên suôn sẻ, nhanh chóng và dễ dàng hơn nhé.