TAGS: Lưu ý về thủ tục xuất khẩu hàng sang Mỹ
Xuất khẩu sang Mỹ là một cơ hội lớn mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm. Tuy nhiên, để thành công trong việc nhập khẩu sản phẩm vào thị trường này. Các doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các quy trình. Cũng như tiêu chuẩn kiểm định an toàn thực phẩm. Hãy cùng Pakago khám phá những lưu ý về thủ tục xuất khẩu hàng sang Mỹ quan trọng qua bài viết sau đây.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu phổ biến sang Mỹ
Những sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ. Đóng góp không nhỏ vào doanh thu xuất khẩu của đất nước. Dưới đây là một số mặt hàng phổ biến:
- Gạo: Gạo Việt Nam nổi tiếng với chất lượng cao và được nhiều người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng.
- Cà phê: Cà phê Việt Nam là một trong những loại cà phê ngon. Nổi tiếng trên thế giới, là nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế nước ta.
- Tiêu (hồ tiêu): Tiêu Việt Nam có chất lượng cao và được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
- Trái cây: Việt Nam xuất khẩu nhiều loại trái cây như lựu, mãng cầu và mâm xôi vào thị trường Mỹ.
- Dệt may, sợi: Sản phẩm dệt may và sợi từ Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn.
- Giày dép: Ngành công nghiệp giày dép Việt Nam ngày càng phát triển. Sản phẩm của nó được xuất khẩu rộng rãi.
- Sản phẩm gỗ nội thất: Gỗ và sản phẩm gỗ nội thất từ Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và thiết kế.
- Thủy hải sản: Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm thủy hải sản như tôm, cá Basa và các loại cá khác.
- Máy vi tính: Các sản phẩm công nghệ như: Máy tính, linh kiện điện tử từ Việt Nam cũng chiếm một phần quan trọng trong xuất khẩu.
- Máy móc và phụ tùng: Sản phẩm máy móc và phụ tùng từ Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường Mỹ.
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Việt Nam xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu liên quan để phục vụ ngành chăn nuôi Mỹ.
Mặt hàng khó xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ không phải là một việc dễ dàng. Hiện đang có một số sản phẩm gặp khó khăn khi nhập khẩu vào nước này. Dưới đây là một số mặt hàng khó xuất khẩu vào Mỹ:
- Thức uống có cồn: Sản phẩm như rượu và các thức uống có cồn phải đối mặt với nhiều quy định và giới hạn về tuổi.
- Dược phẩm: Được kiểm soát từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
- Động vật còn sống: Việc xuất khẩu động vật còn sống đặt ra nhiều vấn đề về an toàn và kiểm soát dịch bệnh.
- Đồ chơi: Cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan An toàn và Chất lượng Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC).
- Thực phẩm chế biến sẵn: Sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn phải đối mặt với quy định về an toàn thực phẩm và đóng gói.
- Sản phẩm về điện: Các sản phẩm điện tử cũng phải tuân thủ các quy định an toàn và chất lượng của Cơ quan An toàn và Chất lượng Sản phẩm Tiêu dùng.
- Thịt, thịt gia cầm, trứng: Một số loại thịt, thịt gia cầm, và trứng có thể gặp khó khăn khi nhập khẩu vào Mỹ.
Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu hàng sang Mỹ
Trước khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, các doanh nghiệp cần chú ý đến những điều cơ bản. Dưới đây là một số lưu ý về thủ tục xuất khẩu hàng sang Mỹ.
- Tìm hiểu về hạn chế và giới hạn: Nắm vững các quy định và hạn chế trong quá trình nhập khẩu của Mỹ. Ước tính phí hải quan và đảm bảo có đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của các cơ quan liên quan.
- Làm việc với cơ quan quản lý: Biết rõ cơ quan nào phụ trách về quy định nhập khẩu hàng vào Mỹ.
- Chứng từ và giấy tờ: Trong quá trình giao hàng, đảm bảo có giấy đảm bảo nợ thuế hải quan, khai báo hải quan đúng cách. Cũng nên kiểm tra chứng từ để đảm bảo đầy đủ và chính xác.
- Kiểm soát hàng hóa: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát hàng hóa để tránh sự cố và vi phạm quy định.
- FDA – Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm: Nếu xuất khẩu thực phẩm, dược phẩm hoặc thiết bị y tế. Phải làm việc chặt chẽ với Cơ quan FDA. Nên tuân thủ các quy định và đăng ký số FDA theo quy định.
- Ghi nhãn và FSMA: Đối với sản phẩm thực phẩm. Tuân thủ các quy định về ghi nhãn và Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) của FDA.
Doanh nghiệp cần lưu ý về hợp đồng thương mại
Lưu ý về hợp đồng xuất khẩu là một phần quan trọng. Đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra một cách minh bạch. Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý khi làm hợp đồng xuất khẩu hàng sang Mỹ:
- Tham gia ký kết hợp đồng Xác định rõ các bên tham gia trong hợp đồng (2 bên hoặc 3 bên). Nếu rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình xuất khẩu.
- Thời hạn và điều kiện hiệu lực: Xác định thời gian hợp đồng có hiệu lực. Mô tả rõ điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và kết thúc.
- Danh sách hàng hóa: Liệt kê chi tiết các hàng hóa sẽ được cung cấp. Kèm theo thông tin kỹ thuật, số lượng, chất lượng và các yêu cầu khác.
- Giá và thanh toán: Quy định rõ về việc xác định giá và thời điểm thanh toán.
- Bảo hành và bảo quản: Mô tả các điều kiện và quy định liên quan đến bảo hành và bảo quản hàng hóa.
- Trách nhiệm xuất nhập khẩu: Xác định bên nào chịu trách nhiệm. Về việc xin giấy phép xuất nhập khẩu và các thủ tục liên quan.
- Bảo mật hợp đồng: Điều khoản về bảo mật thông tin và hợp đồng để đảm bảo an toàn và minh bạch.
- Hòa giải và giải quyết tranh chấp: Cách giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Bộ chứng từ quan trọng khi vận chuyển hàng hóa sang Mỹ
- Invoice (Hóa đơn thương mại): Hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ quan trọng nhất. Chi tiết các thông tin về hàng hóa, giá trị, số lượng và các điều khoản giao dịch.
- Packing list (Bảng kê đóng gói): Bảng kê đóng gói liệt kê chi tiết về cách đóng gói hàng hóa. Số lượng kiện hàng, trọng lượng và thông tin chi tiết về bao bì.
- Sale contract (Hợp đồng bán hàng): Hợp đồng bán hàng chứa đựng các điều khoản. Bao gồm giá cả, điều kiện thanh toán và các cam kết khác.
- Giấy chứng nhận liên quan (nếu có): Các giấy như: Chứng nhận xuất xứ (C/O), Chứng nhận kiểm dịch, Chứng nhận chất lượng. Nếu có cần được đính kèm theo.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hàng hóa cụ thể, có thể cần các chứng từ khác như:
- Bill of Lading (Vận đơn): Chứng từ này xác nhận việc hàng hóa đã được chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích.
- Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ): Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
- Phytosanitary Certificate (Chứng nhận kiểm dịch thực vật): Đối với hàng hóa nông sản.
- Certificate of Conformity (Chứng nhận đồng nhất): Chứng minh rằng hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Thủ tục kê khai khi xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ
Để xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, doanh nghiệp cần tuân thủ các thủ tục và quy định của Hải quan Mỹ. Dưới đây là một số thủ tục quan trọng:
Kê khai hải quan tự động (Automatic Manifest System – AMS)
Doanh nghiệp cần kê khai thông tin về lô hàng nhập khẩu vào Mỹ cho Hải quan Mỹ. Trong vòng 48 tiếng trước khi tàu vận chuyển đến Mỹ. Thông tin này bao gồm: Chi tiết về hàng hóa, số lượng, giá trị và các thông tin liên quan khác.
Kê khai an ninh cho nhà nhập khẩu (Import Security Filing – ISF)
Nhà xuất khẩu cần hoàn thành thủ tục kê khai an ninh (ISF) 48 tiếng trước khi tàu đến cảng Mỹ. Thông tin kê khai này bao gồm: Thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, mã số hàng hóa và thông tin vận tải.
Thùng chứa soi (X-quang)
Hải quan Mỹ có thể tiến hành kiểm tra an ninh bằng cách soi container. Việc này có thể xảy ra ở cảng chuyển tải hoặc cảng đích đến ở Mỹ.
Ngoài ra, có nhiều thủ tục và chứng từ khác mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi và an toàn. Sự hiểu biết và tuân thủ đầy đủ các quy định. Để tránh rủi ro và trở ngại trong quá trình xuất khẩu sang Mỹ.
Nếu quan tâm đến xuất khẩu trực tuyến và mở rộng thị trường. Pakago có thể là một giải pháp hữu ích giúp quý doanh nghiệp. Đối tác phát triển trong thời gian tới.
Công ty TNHH Pakago Việt Nam
- Điện thoại: 0886 788 247
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Số 11, Đường Lưu Quang Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Website: www.pakago.com
Bạn muốn hiểu rõ về Khái niệm “Kiểm hóa là gì”? Quy trình kiểm hóa và những điều quan trọng mà bạn nên biết sẽ được Pakago chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Hãy cùng khám phá ngay!
Kiểm hóa là gì? Đây là một quy trình quan trọng do cơ quan hải quan thực hiện. Nhằm xác minh và kiểm chứng tính chính xác của thông tin trong hồ sơ hải quan. So với tình hình thực tế của hàng hoá hoặc vật phẩm trong quá trình thực hiện thủ tục xuất/nhập khẩu. Quy trình này đảm bảo sự đồng nhất giữa thông tin được khai báo và thực tế. Đồng thời giúp cơ quan hải quan đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và an toàn quốc gia.
Lý do hàng hóa phải thực hiện quy trình kiểm hóa
Quy trình kiểm hóa giúp đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định hải quan và pháp luật. Đồng thời đảm bảo an toàn và an ninh quốc gia. Lý do hàng hóa phải trải qua quy trình kiểm hóa là do có những tình huống sau đây:
- Luồng đỏ trong thủ tục hải quan: Tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu bị phân vào luồng đỏ. Điều này đồng nghĩa với việc lô hàng cần trải qua kiểm tra hồ sơ hải quan cùng với kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Nghi ngờ về thông tin hải quan: Cơ quan hải quan có thể có nghi ngờ về các thông tin. Bao gồm: Tên hàng, nhãn hiệu, số lượng, model, đơn giá, mã HS code, thuế suất của hàng hoá. Nếu có nghi ngờ về vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Đây cũng chính là lý do để tiến hành kiểm hóa.
- Không nằm trong danh sách miễn kiểm tra: Hàng hoá không nằm trong danh sách các đối tượng được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định.
- Trường hợp đặc biệt theo quy định: Hàng hoá thuộc vào các trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp/cá nhân cần thực hiện thủ tục hải quan gì?
Khi nhận được thông tin yêu cầu kiểm tra thực tế lô hàng xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp hoặc cá nhân cần thực hiện hai bước quan trọng như sau:
- Bước 1: Cung cấp bộ hồ sơ giấy cho cán bộ hải quan kiểm tra. Tương tự như khi tờ khai hải quan được phân vào luồng Vàng. Sau khi hồ sơ được kiểm tra và phê duyệt, nó sẽ được chuyển giao cho đội kiểm hóa. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ chuyển sang bước 2.
- Bước 2: Chuẩn bị sẵn hàng hoá để cán bộ hải quan thực hiện quá trình kiểm tra thực tế. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ phía doanh nghiệp hoặc cá nhân. Để đảm bảo rằng hàng hoá sẽ được kiểm tra một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Thời gian kiểm hóa trong bao lâu?
Theo Công văn số 19046/BTC-TCHQ 2014, quy định rằng thời gian kiểm hóa không mất quá 08 giờ làm việc. Bắt đầu tính từ thời điểm người khai hải quan nộp và xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Điều này nhằm giảm thời gian chờ đợi và đảm bảo quy trình kiểm hóa diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Chi tiết về quy trình kiểm hóa
Quy trình kiểm hóa là gì và có thể thực hiện thông qua các phương pháp nào. Câu trả lời chính là kiểm hóa bằng máy soi và kiểm hóa bằng tay.
Kiểm hóa bằng máy soi
- Đăng ký thủ tục để kéo hàng đến trạm máy soi container của hải quan.
- Xe container chạy qua máy soi mà không cần phải cắt chì niêm phong.
- Dựa vào kết quả phân tích hình ảnh từ máy soi, hải quan đưa ra quyết định về việc thông quan. Trong trường hợp nghi ngờ, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra thủ công bằng cách mở container.
- Ưu điểm của việc kiểm hóa bằng máy soi là giảm chi phí nâng hạ cont một lần.
Kiểm hóa thủ công
Cơ quan hải quan tiến hành mở container hàng hóa để kiểm tra các yếu tố như xác nhận hàng hóa có khớp với mã HS. Kiểm tra tính chuẩn của tem mác, đếm số lượng hàng hóa, và kiểm tra sự tồn tại của thừa thiếu hàng hóa.
- Forwarder chuẩn bị chì niêm phong mới và tới cảng. Đưa container vào khu vực kiểm hóa, đợi cán bộ hải quan xuống.
- Cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa đã được sắp xếp đúng vị trí. Sau đó cắt chì niêm phong để xe nâng kéo hàng ra khỏi container.
Thông thường, chỉ có một số ít hàng hóa (dưới 10%) được kiểm tra. Nếu không phát hiện vấn đề lớn, hải quan mở một vài thùng hoặc kiện để kiểm tra chi tiết bên trong. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, chủ hàng sẽ phải đến Chi cục để giải quyết.
Lưu ý: Khi kiểm hóa tại khu vực bãi, không có nơi che chắn đối với hàng cont. Do đó, chủ hàng cần quan tâm đến tình hình thời tiết và nguy cơ trộm cắp.
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện kiểm hóa
Khi thực hiện quá trình kiểm hóa hàng hóa xuất nhập khẩu. Đề xuất lưu ý các điểm sau đây:
- Chuẩn bị trước: Hàng hóa nên được chuẩn bị sẵn sàng trước khi cơ quan hải quan đến. Giúp tiết kiệm thời gian cho cả quá trình kiểm tra và bạn.
- Thông tin chi tiết: Nắm rõ các thông tin về số lượng hàng, loại bao kiện. Để có khả năng giải thích rõ ràng khi được yêu cầu. Thông tin chi tiết giúp quá trình kiểm tra diễn ra suôn sẻ hơn.
- Chuẩn bị dụng cụ: Đảm bảo có đầy đủ dụng cụ cần thiết như chì niêm phong, dao cắt giấy, băng keo. Để phục vụ cho quá trình kiểm tra thực tế.
- Quan trọng tem nhãn mác: Chú trọng đến tem nhãn mác. Vì thường là nguyên nhân gây ra vấn đề về chất lượng. Thậm chí, việc nhẹ nhàng cũng có thể dẫn đến nhắc nhở. Trong khi trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí trục xuất khỏi Việt Nam, đối với hàng nhập khẩu.
- Liên hệ hỗ trợ: Trong trường hợp lô hàng của bạn gặp vấn đề và cần sự hỗ trợ. Đừng ngần ngại liên hệ với Pakago để nhận được sự giúp đỡ và tư vấn chuyên nghiệp.
Những lưu ý trên giúp doanh nghiệp/cá nhân tự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kiểm hóa. Đảm bảo sự thuận lợi và nhanh chóng trong thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu.
Công ty TNHH Pakago Việt Nam
- Điện thoại: 0886 788 247
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Số 11, Đường Lưu Quang Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Website: www.pakago.com