FCA là gì? Cách hiểu đúng và áp dụng chuẩn xác điều kiện FCA mới nhất 2021
Câu hỏi FCA là gì thường đặt ra rất nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Lúc này, họ cảm thấy thật khó khăn trong việc phân biệt điều kiện FCA với các điều kiện khác trong Incoterms 2020. Chưa hết, hiểu không sâu về FCA còn gây không ít nhầm lẫn. Điều này dẫn đến nhiều sự cố trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu. Nhất là khi thỏa thuận hợp đồng với đối tác quốc tế. Chính vì vậy, hãy cùng đi tìm câu trả lời cụ thể và ngắn gọn nhất về FCA trong bài viết hôm nay.
FCA là gì?
Để hiểu khái niệm FCA là gì, chúng ta trước hết cần hiểu về các điều khoản giao hàng Incoterms 2020. Incoterms quy định vai trò và trách nhiệm của đôi bên mua bán trong các thủ tục xuất nhập. Mới đây nhất là phiên bản năm 2020. Bạn phải hiểu rằng, Incoterms không phải là luật. Nhưng đây là những nguyên tắc ngầm giữa người mua và người bán. Nguyên tắc này sẽ được chọn và thỏa thuận từ đầu trong hợp đồng ngoại thương. Trong 11 điều kiện giao hàng trong Incoterms 2020, có FCA terms.
Vậy, FCA là gì? Đây là cụm từ viết tắt của Free Carrier, tức là giao hàng cho người chuyên chở. Điều kiện giao hàng FCA quy định rằng người bạn sẽ giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm giao định trước hoặc tại kho xưởng của người bạn. Trách nhiệm về cả chi phí và rủi ro của người bán sẽ dừng lại ngay sau khi bàn giao hàng hóa cho người chuyên chở. Người chuyên chở không phải là người mua, mà do người mua thuê để vận chuyển hàng về.
Trách nhiệm của hai bên trong điều kiện FCA
Khi đã hiểu term FCA là gì, điều bạn cần quan tâm lúc này chính là trách nhiệm của hai phía người mua, người bán để áp dụng chuẩn xác.
- Trách nhiệm của người bán:
- Chuẩn bị hàng theo đúng thỏa thuận trong bản hợp đồng, không sai sót. Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sai sót thuộc về người bán.
- Chi trả phí và chịu trách nhiệm rủi ro cho đến thời điểm mang hàng đến chỗ giao nhận. Địa điểm giao nhận có thể là sân bay, ga tàu hoặc ngay tại kho xưởng của người bạn.
- Hỗ trợ người mua trong làm chứng từ, hồ sơ, thủ tục hải quan.
- Trách nhiệm của người mua:
- Thuê người chuyên chở đến nhận hàng tại địa điểm thỏa thuận trước với người bán. Người mua chi trả toàn bộ phí thuê.
- Trả cước phí vận chuyển từ địa điểm chuyển giao hàng hóa cho đến ga tàu/ sân bay. Chi phí vận chuyển và chịu trách nhiệm rủi ro trên đường đi, cho đến tận cảng/ sân bay của quốc gia phía người mua.
- Trả tiền bảo hiểm, phí phát sinh. Cộng thêm tất cả những khoản phí liên quan khác từ sau khi người chuyên chở nhận hàng từ người bán.
Ưu nhược điểm của điều kiện giao hàng FCA
- Ưu điểm: có nhiều thuận lợi cho người bán về cả trách nhiệm, chi phí lẫn mức độ rủi ro. Về phía người mua, chỉ cần bỏ thêm chi phí thuê người chuyên chở là có thể phần nào an tâm về hàng hóa chuyển đến cảng an toàn.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, phía người mua phát sinh nhiều phí khác và có thể không lường trước. Người mua vẫn phải chịu trách nhiệm nếu có sự cố, rủi ro trên đường đi.
Sau khi đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ ràng về khái niệm FCA là gì. Từ đó việc áp dụng chúng cũng trở nên thật đơn giản. Nếu còn có thắc mắc về giá FCA là gì, cách tính giá và áp dụng thực tiễn ra sao. Hãy liên hệ ngay tới Pakago. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và hỗ trợ tận tình, Pakago luôn lắng nghe và đồng hành cùng bạn.