TAGS: so sánh fob và cif

Điểm giống và khác giữa CIF và FOB. Làm thế nào để tính giá CIF và giá FOB?
Posted on 60 lượt xem

CIF và FOB đều là những thuật ngữ mà người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải nắm chắc. Đây là những điều kiện vận chuyển hàng hóa trong quy trình xuất nhập. Mỗi điều kiện giao hàng khác nhau sẽ ứng với một mức giá khác nhau. Do đó, để tránh rủi ro và nhầm lẫn, doanh nghiệp cần phân biệt rạch ròi về CIF và FOB. Tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây để hiểu rõ hơn về FOB CIF cũng như nằm lòng cách tính giá CIF và FOB.

Điểm giống và khác giữa Cif và Fob

Điểm chung giữa CIF và FOB

CIF và FOB đều là hai điều kiện có mặt trong bộ 11 quy tắc, điều khoản khi giao thương, vận chuyển hàng hóa quốc tế Incoterms 2020. Trong đó quy định rõ ràng và cụ thể những trách nhiệm mà bên người mua, người bán phải chịu trong toàn bộ quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa nêu rõ trong hợp đồng ngoại thương. Tùy từng điều kiện vận chuyển khác nhau mà cách tính giá cũng khác nhau hoàn toàn.

Đây chính là điểm chung của CIF và FOB. Vì thế, có khá nhiều người thường bị hiểu nhầm, lẫn lộn giữa hai khái niệm này. Nắm rõ về CIF và FOB sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thuận tiện, trôi chảy hơn khi xuất nhập hàng hóa với các đối tác từ nước ngoài. Đồng thời chọn ra điều kiện vận chuyển phù hợp với doanh nghiệp của mình nhất. 

So sánh FOB và CIF, điểm khác là gì?

CIF và FOB về cơ bản khác nhau trong phạm vi trách nhiệm của người bán và người mua trong quy trình xuất nhập hàng hóa. Xuất FOB nhập CIF là những yếu tố mà doanh nghiệp cần để tâm. 

"Điểm

FOB là một điều khoản trong Incoterms – điều kiện thương mại quốc tế do ICC phát hành. Fob là từ viết tắt của Free On Board. Trong điều khoản này, trách nhiệm của người bán sẽ dừng lại ngay sau khi hàng hóa được chuyển lên tàu. Nghĩa là, nếu trên đường đi không may gặp sự cố, gây mất mát hoặc ảnh hưởng đến chất lượng hàng. Lúc này, toàn bộ trách nhiệm sẽ thuộc về bên mua hàng. 

CIF cũng là một trong những điều khoản Incoterms, nhưng có quy định hoàn toàn khác so với FOB. CIF là từ viết tắt của Cost, Insurance and Freight: tiền hàng, mức bảo hiểm và tiền cước phí. Theo đó, trách nhiệm người bán cũng giống như FOB. Đó là hoàn tất trách nhiệm của mình sau khi hàng hóa được xếp lên boong tàu. Nhưng đồng thời cũng chịu cước vận chuyển sang cảng đích. Lúc này, bên người bán sẽ mua bảo hiểm hàng hóa và trả phí thuê cho bên thứ ba để vận chuyển hàng đi. 

Giá CIF và giá FOB tính như thế nào?

FOB và CIF khác nhau về bản chất cũng như quy trình. Do đó, giá cũng được tính khác nhau. Mức giá này căn cứ vào những quy định có trong hợp đồng ngoại thương. Cụ thể như sau:

4 dòng nước hoa victoria secret mùi thơm nhất

  • Cách tính giá FOB: 

Giá FOB là tổng của những chi phí mà bên bán phải chi trả từ khi bắt đầu giao dịch cho đến thời điểm hàng hóa được chuyển lên boong tàu. Bao gồm: 

  • Chi phí vận chuyển ra cảng 
  • Chi phí làm thủ tục xuất khẩu
  • Cước thuế 
  • Phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu

Lúc này điểm chuyển giao rủi ro và điểm chuyển giao chi phí là một. Ngay lúc hàng lên tàu, cả trách nhiệm về rủi ro vận chuyển cũng như trách nhiệm về chi phí đồng thời kết thúc. 

  • Cách tính giá CIF:

Giá CIF là tất cả chi phí phải trả từ khi hàng còn trong kho doanh nghiệp, đến nơi xuất, cho đến khi hàng sang tận nơi cảng đích thì mới kết thúc. Ngoài những mức phí kể trên có trong giá FOB. Điều kiện CIF còn kèm theo cả phí mua bảo hiểm hàng hóa, phí thuê vận chuyển.

Khi này, điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao chi phí tách biệt:

  • Chuyển giao rủi ro: sau khi hàng lên tàu
  • Chuyển giao chi phí: sau khi hoàn tất vận chuyển đến cảng đích

Trên đây là những điểm cơ bản mà bạn cần lưu ý về FOB và CIF cũng như cách tính giá trong hai điều khoản này. Chúc các bạn áp dụng thành công!

Bài viết mới
Bí Quyết Làm Đẹp Của Những Ngôi Sao Hollywood
Posted on 20 lượt xem
Mua Hàng Mỹ Giá Rẻ Qua Các Ứng Dụng Di Động
Posted on 20 lượt xem
Xu Hướng Thời Trang Đầu Mùa Thu 2024 Tại Mỹ
Posted on 69 lượt xem
Bí Quyết Chọn Size Quần Áo Thời Trang Mỹ
Posted on 14 lượt xem