TAGS: nhập khẩu chính ngạch

Tổng hợp các loại hình nhập khẩu chính ngạch phổ biến nhất 2021
Posted on 43 lượt xem

Nhập khẩu chính ngạch là loại hình vận chuyển thông dụng nhất tại nước ta. Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng mô hình này để thực hiện mua hàng hóa quốc tế. Và hiện nay để thuận tiện cho việc thông thương nhà nước đã cấp phép cho 5 loại hình nhập khẩu được hoạt động. Vậy đó là những hình thức nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! 

Nhập khẩu chính ngạch là gì?

Trước khi lý giải về cụm từ này chúng ta cùng xem khái niệm đường chính ngạch là gì? Về cơ bản đây là một thuật ngữ dùng để miêu tả một hình thức mua bán có thông quan với số lượng hàng hóa trao đổi nhiều.

Các loại hình nhập khẩu chính ngạch phổ biến nhất 2021
Các loại hình nhập khẩu chính ngạch phổ biến nhất 2021

Như vậy qua định nghĩa đường chính là gì chúng ta có thể rút ra kết luận rằng nhập khẩu qua đường chính ngạch là việc mua hàng hóa với số lượng lớn có đóng thuế, có thông quan và được thực hiện dựa trên hợp đồng mua bán của 2 hay nhiều quốc gia và chủ thể thực hiện là cá nhân hoặc doanh nghiệp.

5 loại hình nhập khẩu chính ngạch thịnh hành nhất 2021

Có 5 hình thức phổ biến tại nước ta, bao gồm:

Nhập trực tiếp

Là việc trao đổi hàng hóa không qua bất kỳ một bên trung gian thứ ba nào. Được thực hiện trực tiếp giữa 2 chủ thể kinh tế, có thể là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. 

Nhập gián tiếp (có sự ủy thác)

Trái với mô hình trực tiếp chúng ta có mô hình mua bán hàng hóa gián tiếp. Tức có sự ủy thác của một bên thứ ba. Loại hình này được thịnh hành hơn bởi với sự tham gia của một bên trung gian uy tín. Điều này sẽ giảm được nhiều rủi ro cho cả người bán và người mua.

Nhập khẩu chính ngạch gián tiếp, có sự ủy thác
Nhập khẩu chính ngạch gián tiếp, có sự ủy thác

Và người được nhận ủy thác có thể là một công ty uy tín trong ngành logistic. Hoặc ngân hàng và một bên bảo hiểm nào đó,….

Hình thức nhập đổi hàng

Có một hình thức khác mà bạn có thể ít gặp nhưng nó vẫn tồn tại. Hình thức  đó chính là hàng đổi hàng. Điều này có nghĩa là 1 công ty A tại Việt Nam chuyên gia công 1 sản phẩm độc quyền. Và công ty B tại Lào chỉ có nguyên liệu nhưng không thể gia công được. 

Vì vậy họ sẽ thực hiện hợp đồng mua bán dưới hình thức hiện vật là hàng hóa mà không phải tiền. Tức công ty B cần sản phẩm do công ty A sản xuất.  Và công ty A cần nguyên liệu mà công ty B có.

Nhập khẩu chính ngạch theo mô hình tạm nhập tái xuất

Định nghĩa: đây là kiểu tạm thời chuyển hàng hóa về 1 nước và gửi ở kho hải quan sau đó sẽ xuất ngay sang một nước khác chứ không tiêu thụ ở trong chính nước đó. 

Hiện nay hình thức này cũng khá phổ biến tại Việt Nam. Việc mua bán này sẽ được thực hiện giữa các thương nhân trong và ngoài nước nhằm mục đích là thu về khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc chênh lệch ngoại tệ.

Nhập theo hình thức gia công 

Trong kien thuc xuat nhap khau cơ bản vẫn sẽ có đề cập đến kiểu trao đổi hàng hóa này. Chúng sẽ được thực hiện giữa 2 bên trong đó có 1 bên làm thuê và 1 bên sẽ là người đặt đơn.

Nhập khẩu chính ngạch theo hình thức gia công
Nhập khẩu chính ngạch theo hình thức gia công

Ví dụ: công ty A của Việt Nam nhận đơn sản xuất giày da cho công ty B ở Pháp nhưng trong hợp đồng công ty B yêu cầu công ty A phải sử dụng nguyên liệu của họ. Vì vậy A buộc lấy nguyên liệu từ B. Đó được xem là hình thức nhập gia công.

Ngày nay các thủ tục hải quan khá phức tạp. Hơn nữa luật nhập khẩu chính ngạch cũng bị ràng buộc bởi các điều lệ hải quan và các hiệp định thương mại. Do đó để giảm bớt gánh nặng về mặt giấy tờ bạn nên tìm đến Pakago – đơn vị nhận nhập khẩu chính ngạch uy tín tại Hà Nội.

Liên hệ ngay với Pakago để SỬ DỤNG DỊCH VỤ MUA HỘ HÀNG MỸ tại đây!

Hotline: Hà Nội: 0886 788 247 / HCM: 0903 520 051

Email: [email protected]

Tại Hà Nội: Số 63 – D3, khu biệt thự Vườn Đào, 689 Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ

Tại TPHCM: Tầng 2, 14/16A Thân Nhân Trung, P. 13, Q. Tân Bình

Tất tần tật lưu ý quan trọng về nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc mới nhất 2021
Posted on 42 lượt xem

Doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt ưa chuộng nhập hàng chính ngạch Trung Quốc như quần áo, hàng tiêu dùng, máy móc linh kiện…Nhờ vậy mà hoạt động nhập khẩu chính ngạch phát triển không ngừng trong một vài năm gần đây. Để giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Chúng tôi sẽ chia sẻ một vài lưu ý quan trọng ngay dưới đây.

Nhập khẩu chính ngạch là gì?

Nhập khẩu chính ngạch là việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, thông qua cửa khẩu với số lượng lớn. Ở hình thức nhập khẩu này, doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Khi hoàn tất nghĩa vụ này, hàng hóa sẽ được thông quan và vận chuyển về kho bãi.

Những lưu ý quan trọng về nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc mới nhất 2021
Những lưu ý quan trọng về nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc mới nhất 2021

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra đặc biệt nghiêm ngặt. Đảm bảo các điều kiện về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với tính chất đặc thù ngành hàng…

Chi phí nhập khẩu chính ngạch

Khi nhap hang Trung Quoc, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ thì doanh nghiệp còn phải chuẩn bị chi phí để hoàn tất công việc này. Các chi phí dự kiến sẽ bao gồm:

        Chi phí tiền hàng

      Phí nhập khẩu ủy thác (nếu nhập khẩu theo hình thức trực tiếp thì sẽ không có chi phí này)

        Phí xin giấy cấp phép

      Chi phí làm mẫu giấy xuất xứ nguồn gốc CO Form E để hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu là 0%.

        Đóng thuế VAT hàng nhập khẩu là 10%

        Phí kê khai hải quan

Hồ sơ nhập khẩu chính ngạch

Bộ hồ sơ nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc bao gồm những giấy tờ sau:

        Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales contract

        Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice

        Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List

        Tờ khai hàng hóa nhập khẩu – Tờ khai thông quan

        Giấy nộp tiền hoàn thành nghĩa vụ thuế

        Giấy nguồn gốc xuất xứ hàng hóa CO Form E

        Bill vận chuyển

        Giấy phép nhập khẩu

Hồ sơ thanh toán quốc tế

Hồ sơ thanh toán quốc tế cũng khá giống với hồ sơ thanh toán nội địa. Doanh nghiệp khi có nhu cầu thanh toán quốc tế cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Hợp đồng mua bán ngoại tệ (2 bản)

Giấy chuyển tiền theo mẫu ngân hàng (2 bản)

Hợp đồng mua bán ngoại thương (1 bản)

Bill vận chuyển

Tờ khai báo thuế hải quan

Hồ sơ thanh toán quốc tế nhập khẩu chính ngạch sẽ được lưu tại doanh nghiệp. Ngoài ra, sau khi quá trình vận chuyển hàng hóa hoàn thành thì doanh nghiệp cần phải gửi một bộ hồ sơ tới ngân hàng. Bao gồm: tờ khai đã thông quan, hóa đơn, hợp đồng. Tất cả đều phải sao y bản chính, có đóng dấu. Bộ hồ sơ này sẽ là căn cứ để hoàn tất thủ tục nhập khẩu và xác nhận thanh toán quốc tế.

Mã code Trung Quốc hàng nhập khẩu sẽ từ 690 – 693. Do đó, khi nhận hàng, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ để tránh nhầm lẫn không đáng có.

Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc khi nào?

Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc. Điều này vô hình sẽ cản trở các hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Giải pháp tốt nhất đó là tìm đến cá công ty nhận vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Với mong muốn giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn khi vận chuyển hàng hóa.

Pakago đã triển khai dịch vụ vận chuyển chính ngạch Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu của hàng ngàn doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau. 

        Bạn là doanh nghiệp lớn, muốn định hướng phát triển nhanh chóng?

        Bạn muốn vận chuyển hàng hóa đặc biệt, hàng hóa nhạy cảm dễ đổ vỡ?

        Hàng hóa của bạn cần phải chứng minh nguồn gốc, cần có hóa đơn rõ ràng?

        Hay đơn giản hơn đó là gia tăng độ tin tưởng của khách hàng?

Dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc uy tín tại Pakago sẽ là địa chỉ tin cậy dành cho các doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Pakago ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

Sự khác nhau giữa nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc bằng FCL và LCL
Posted on 107 lượt xem

Vận chuyển là bước quan trọng không thể thiếu khi nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc về Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần phải lựa chọn được hình thức vận chuyển phù hợp với số hàng hiện có của mình để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa. Hiện nay có hai phương thức vận chuyển container phổ biến đó là FCL và LCL. Vậy sự khác nhau giữa hai phương thức này là gì? Cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay dưới đây!

1. Tìm hiểu khái niệm FCL và LCL là gì?

Có lẽ nhiều người đã biết hàng FCL và LCL là gì. Tuy nhiên, nếu không hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải thì sẽ khó lòng có thể hiểu được. Vậy FCL và LCL là gì?

1.1  FCL là gì?

FCL là viết tắt của cụm từ Full Container Load, được sử dụng chủ yếu trong ngành vận tải biển quốc tế, chuyên lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu chính ngạch hàng hóa.

FCL và LCL là gì? Điểm khác nhau của hai loại hàng này?
FCL và LCL là gì? Điểm khác nhau của hai loại hàng này?

Theo đó, hàng hóa của người gửi hàng phải có khối lượng tương đối lớn, xếp đầy vào trong một hoặc nhiều container khác nhau.

1.2  LCL là gì?

LCL là viết tắt của cụm từ Less than Container Load, có nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Hàng hóa vận chuyển theo phương thức này thường có khối lượng nhỏ, không đủ để đóng nguyên một container mà phải ghép chung với những lô hàng của chủ khác. LCL hay còn được gọi là phương thức ghép container chính ngạch.

2. Sự khác nhau giữa nhập khẩu chính ngạch bằng FCL và LCL

Tiêu chí

FCL LCL

Kích thước lô hàng

Hàng hóa nào cũng có thể vận chuyển bằng phương thức FCL, không giới hạn khối lượng. Nên tính toán khối lượng container đầy đủ nếu tổng không gian lớn hơn 15 trở lên. Có thể sử dụng cho các lô hàng ít nhất 2.5 hoặc ít hơn. Đây là phương thức vận chuyển lý tưởng cho các lô hàng có khối lượng  <15

Trọng lượng

Mỗi container sẽ có trọng lượng chứa khác nhau. Sau khi đạt ngưỡng, phần hàng còn lại sẽ chuyển sang một container khác. Vì LCL chủ yếu là hàng lẻ, chủ yếu là ghép hàng với nhau nên không giới hạn trọng lượng tối đa.

 

Đối tượng tham gia

– Người gửi hàng

– Người vận chuyển

– Đối tượng nhận hàng

– Người gửi hàng

– Người gom hàng

– Nhân viên vận chuyển

– Đối tượng nhận hàng

Quy trình thực hiện

 

 

 

 

– Chủ hàng đóng hàng vào container và sẽ được niêm phong kẹp chì.

– Tùy vào lựa chọn phương thức vận chuyển đã ký trong hợp đồng để giao nhận hàng.

– Nhận hàng tại kho nội địa.

– Nhà vận chuyển đứng ra làm giấy tờ xuất nhập khẩu chính ngạch.

– Xếp hàng vào container.

Trách nhiệm đơn vị vận chuyển

– Xin giấy phép nhập khẩu chính ngạch và làm thủ tục hải quan.

– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người chuyên chở.

– Kiểm tra tình trạng bên ngoài của container so với vận đơn.

– Nhanh chóng rút hàng ra khỏi container tại kho để hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở.

Chịu chi phí liên quan đến việc làm trên.

– Xin giấy phép nhập khẩu chính ngạch và làm thủ tục hải quan.

– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người gom hàng để nhận hàng

– Thanh toán cước phí (nếu có).

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn sự khác nhau giữa FCL và LCL trong nhập khẩu chính ngạch hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc trong việc lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hoá phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết !

Bài viết mới
Lợi Ích Fulfillment Trong Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu
Posted on 120 lượt xem
Mua Hộ Và Vận Chuyển Hàng Mỹ Với Dịch Vụ Của Pakago
Posted on 109 lượt xem
Top Trang Web Bán Đồ Cũ Của Mỹ Uy Tín, Nổi Tiếng 2024
Posted on 189 lượt xem
Cổng Thanh Toán Quốc Tế Và Lợi ích Của Cổng Thanh Toán
Posted on 112 lượt xem