TAGS: hàng nhập khẩu
Cách nhập hàng từ nước ngoài về bán và những lưu ý
Pakago hướng dẫn chi tiết cách nhập hàng từ nước ngoài về bán tại Việt Nam, kèm theo nhiều lưu ý quan trọng. Những lưu ý này sẽ giúp quá trình vận chuyển được thuận tiện hơn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm tự nhập hàng nước ngoài thì đọc ngay bài viết này để có thêm thông tin cần thiết nhé!
Cách nhập hàng nước ngoài về bán với 4 bước
Sau đây là cách nhập hàng từ nước ngoài về bán với 4 bước:
Bước 1 – Chọn mặt hàng, khảo giá và tìm nhà cung cấp (NCC)
Bạn nên tham khảo các mặt hàng có tiềm năng kinh doanh, sau đó chọn mặt hàng mà bạn am hiểu và muốn kinh doanh nhất để nhập.
Trước khi chọn NCC, bạn cần xem qua nhiều đơn vị khác nhau để có cái nhìn tổng quan về mặt hàng và giá cả. Sau khi cân nhắc kỹ hãy quyết định chọn NCC nào bạn thấy là uy tín nhất. Sau đó, soạn và gửi Đơn đặt hàng (Order Sheet) cho họ để hoàn thành bước thứ nhất.
* Lưu ý: Đơn đặt hàng cần ghi rõ các nội dung:
– Thông tin doanh nghiệp (DN)/người bán hàng (Tên DN/Cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện,…).
– Thông tin hàng hóa (Tên mặt hàng, số lượng, điều kiện giao hàng, mẫu mã, tình trạng chất lượng, tổng chi phí,…).
– Điều kiện và hình thức thanh toán.
Bước 2 – Ký hợp đồng và xác định thời điểm vận chuyển
Đây cũng là lưu ý quan trọng khi chọn cách nhập hàng từ nước ngoài về bán. Tùy thời điểm và NCC của bạn mà nội dung hợp đồng sẽ không có mẫu nhất định. Khi mua hàng từ nước ngoài bạn nên tham khảo thêm các bộ luật hoặc trao đổi trực tiếp với đối tác để có mẫu hợp đồng chính xác nhất. Nhằm tránh rắc rối về sau, hợp đồng cần được thảo thật chi tiết, cũng như đảm bảo về pháp lý nhất có thể. Sau khi hoàn tất hợp đồng, bạn và NCC sẽ thống nhất thời gian và phương tiện vận chuyển. Khi thỏa thuận xong các điều kiện của hai bên, NCC sẽ đóng gói và giao hàng ra cảng hoặc sân bay theo thỏa thuận.
*Lưu ý các mục sau:
– Tên mặt hàng, số lượng, tổng chi phí,…: Cần kiểm tra kỹ và chắc chắn rằng các thông tin đã khớp với Hóa đơn, Bảng kê hàng hóa,…
– Mẫu mã, tình trạng chất lượng: Cần xác định kỹ nguồn gốc hàng hóa để tránh rắc rối khi làm thủ tục nhập khẩu.
– Phương thức, thời gian, điều kiện thanh toán phải chi tiết nhất có thể, tránh trường hợp tranh chấp sau này.
– Ở bước đóng gói và giao hàng, bạn cũng không nên giao hết cho NCC mà cũng nên dành thời gian theo dõi quá xem các công đoạn có đúng quy trình và tiến độ hay không.
Bước 3 – Vận chuyển hàng hóa
Sau khi hàng đã đưa lên tàu/máy bay/xe tải,… an toàn để về Việt Nam thì cũng chưa thể lơ là được vì ta hoàn toàn không biết sẽ có rủi ro gì có thể xảy ra. Do đó nếu chọn cách nhập hàng từ nước ngoài về bán không qua trung gian, bạn cần lưu ý:
– Hãng vận tải gì, số liên lạc, lịch trình di chuyển
– Thời gian vận chuyển mất bao lâu?
– Ngày đi/ngày đến (nếu muộn nhất sẽ giao hàng khi nào)
– Đi trực tiếp hay quá cảnh (direct/tranship)
– Cảng/sân bay đi – cảng/sân bay đến
Bước 4 – Hoàn tất thanh toán
Nhằm đảm bảo an toàn cho bạn lẫn NCC thì dùng các phương thức: L/C; T/T. Ví dụ, phương thức L/C được thực hiện như sau: Bạn yêu cầu Ngân hàng của mình mở Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C), qua đó bạn và ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho NCC qua ngân hàng của họ. Sau khi có L/C, NCC sẽ tiến hành giao hàng theo Hợp đồng và gửi đến ngân hàng của bạn bộ chứng từ để chứng minh “bán hàng hoàn tất”. Ngân hàng bên bạn, khi nhận được bộ chứng từ theo L/C thì sẽ thanh toán tiền hàng cho NCC.
Bộ chứng từ nhập khẩu cơ bản gồm:
– Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing List)
– Hợp đồng ngoại thương (Contract)
– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Orgin – C/O)
– Các chứng từ khác
Bước 5 – Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa
Về trình tự, thủ tục Hải quan để nhập khẩu hàng hóa, thường có 5 bước sau:
Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Bước 4: Phân luồng: Khi tờ khai được đăng ký, hệ thống sẽ tự động phân luồng hàng hóa theo 3 luồng: xanh, vàng, đỏ.
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung
* Lưu ý: Tùy từng phương tiện vận chuyển và từng mặt hàng mà sẽ có yêu cầu chứng từ khác nhau, nhưng khi làm thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng cần có các giấy tờ, chứng từ sau:
– Hợp đồng
– Hóa đơn thương mại
– Bảng kê hàng hóa
– Chứng nhận nguồn gốc
– Kiểm dịch thực vật Phytosan
– Giấy chứng nhận phân tích
– Giấy chứng nhận sức khỏe
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do
– Công bố chất lượng
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
Bước 6. Trình tự nhận hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam
Dù là hàng vẫn chưa về, bạn vẫn sẽ nhận được “Giấy báo hàng đến”. Giấy bao gồm thời gian, địa điểm mà hàng sẽ đến Việt Nam, kèm theo việc yêu cầu nhận hàng.
Khi đó, bạn mang các chứng từ cần thiết đến hãng vận tải để nhận lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O). Khi có D/O cùng các chứng từ khác, bạn có thể ra gặp Hải quan và mở Tờ khai Hải Quan.
Sau khi mở Tờ khai Hải quan thì Hải quan sẽ kiểm hàng xem có đúng như Hợp đồng, Hóa đơn, Bảng kê… hay không. Nếu đúng thì bạn có thể chuyển hàng hóa về kho của mình. Tùy mặt hàng mà bạn phải đóng thuế ngay hay là đóng sau. Nếu hàng cần lưu kho thì quá trình nhận hàng tại Việt Nam phức tạp hơn rất nhiều.
Trên đây là cách nhập hàng từ nước ngoài về bán. Với người mới, đây quả là chuyện đau đầu vì lưu ý nhiều chi tiết. Vì vậy mà các DN/cá nhân chưa có kinh nghiệm thường dùng dịch vụ mua hàng hộ. Điều này để đảm bảo hàng hóa được được vận chuyển an toàn và nhanh chóng. Ngoài ra chi phí vận chuyển là cực thấp so với tổng giá trị lô hàng.
Dịch vụ mua hàng hộ của PAKAGO
PAKAGO là doanh nghiệp có kinh nghiệm nhập hàng hộ từ nhiều nước (Mỹ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Úc, Nhật, Hàn,…) về Việt Nam, bao gồm đầy đủ quy trình xuất nhập khẩu, thủ tục thông quan và vận chuyển. Để phục vụ bạn ngày một tốt hơn, chúng tôi luôn làm việc hết mình trên các tiêu chí:
-
- Thời gian vận chuyển hàng nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
- Giá cả cạnh tranh và cam kết không thêm bất kỳ khoản phí nào ngoài hợp đồng.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm sẵn sàng cung cấp thông tin, giải quyết thắc mắc hoặc xử lý rắc rối của khách hàng trong thời gian nhanh nhất.
- Phương thức thanh toán đa dạng và tiện lợi.
- Chủ động giải quyết sự cố kịp thời và minh bạch, đảm bảo tuyệt đối quyền lợi bạn.
Kết luận
PAKAGO tự hào là đơn vị hỗ trợ bạn tốt nhất. Với đội ngũ nhân viên lành nghề sẽ giúp bạn sớm có được lô hàng như ý. Mọi nhu cầu về nhập hàng nước ngoài, đặc biệt là mua hàng Mỹ, quý khách vui lòng liên hệ PAKAGO phục vụ tốt nhất. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!
Nhập khẩu hàng Trung Quốc được xem là hình thức mua bán hàng hóa phổ biến tại Việt Nam bởi sản phẩm tại nước này rất phong phú, giá rẻ. Hơn nữa đường biên giữa 2 nước trải dài trên nhiều tỉnh thành. Do đó việc thông thương giữa 2 quốc gia được xem là điều tất yếu. Tuy nhiên để có thể mua được sản phẩm từ phía nước bạn chúng ta cũng cần phải trả nhiều loại thuế quan và các chi phí khác. Vậy các phí này có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Chi phí nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam được tính như thế nào?
Việc mua nguyên liệu hay sản phẩm từ một nước khác không phải trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ cần phải trải qua nhiều giai đoạn. Và tương ứng với những giai đoạn đó là các mức phí phải chi khác nhau. Chúng sẽ được tính theo công thức chung như sau:
Chi phí vận chuyển = ship của nước ngoài + tiền giao dịch + phí hải quan + phí cước vận chuyển
Trong đó:
- Ship của nước ngoài là chi phí phải trả cho đơn vị vận chuyển. Được tính từ kho cho đến bến tàu hoặc bến đỗ sân bay,… Phí này phụ thuộc vào cân nặng, kích cỡ của bưu kiện. Và biểu phí của đơn vị nước ngoài nhận vận chuyển.
- Tiền giao dịch là khoản chi phí do bên nhận order thu. Ví dụ bạn cần mua 1 lô vải bên nước khác. Và thuê bên Pakago chúng tôi nhận thì biểu phí lúc này sẽ do chúng tôi đưa ra.
- Phí cước vận chuyển là số tiền mà bạn phải trả cho đơn vị vận tải như hãng tàu hoặc hãng máy bay mà bạn lựa chọn. Với mỗi loại hình sẽ có những biểu phí khác nhau. Nhưng rẻ nhất vẫn là vận tải đường bộ.
Như vậy khi áp dụng công thức này đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam chúng ta sẽ tự biết được chúng có đắt hay không.
Vậy còn biểu phí áp dụng chính ngạch là gì? Phí tính hàng tiểu ngạch là gì? Có đắt không? Do 2 hình thức khác nhau về số lượng bưu kiện và sản phẩm nên chi phí cũng sẽ khác biệt nhiều.
Pakago – đơn vị chuyên nhận nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam giá rẻ
Bạn đang cần tìm đối tác nhận nhập khẩu chính ngạch giá rẻ? Hãy liên hệ với Pakago chúng tôi.
Pakago chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nhận order và vận chuyển theo yêu cầu từ nước ngoài về Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chúng tôi xin cam kết:
- Mang đến cho bạn một sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến cho bạn
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa về đến tay khách hàng, không hư hỏng, đủ số lượng.
- Thời gian giao hàng nhanh chóng, đúng tiến độ. Chúng tôi có kinh nghiệm trong xử lý thủ tục hải quan vì vậy các kiện hàng mà bạn đặt sẽ được xử lý kịp thời.
- Quy trình vận chuyển tối ưu giúp giảm bớt các chi phí liên quan. Chúng tôi có sẵn các phương tiện vận chuyển hiện đại. Đảm bảo các bước nhận và chuyển giao bưu kiện được diễn ra suôn sẻ đúng quy trình chuẩn hóa. Đồng thời rút ngắn thời gian chờ đợi, cắt giảm được nhiều phí giúp khách hàng tiết kiệm tối đa khoản phí mua hàng.
Chúng tôi còn có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Để được báo giá dịch vụ nhập khẩu hàng Trung Quốc chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: Hà Nội: 0353 555 247 / HCM: 0886 788 247
- Email: [email protected]