TAGS: giá fob bao gồm những gì

FOB là gì? Hướng dẫn cách tính giá FOB ngắn gọn, dễ hiểu nhất
Posted on 48 lượt xem

FOB là gì? Cách tính giá FOB như thế nào? Đây là những câu hỏi rất thường gặp đối với người mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thậm chí với người đã trải nghiệm lâu năm, những khái niệm này đôi khi vẫn còn mông lung. Nằm lòng về FOB và giá FOB sẽ giúp doanh nghiệp của bạn chọn được phương thức vận chuyển hàng phù hợp khi giao dịch hàng hóa quốc tế. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về FOB và cách tính giá FOB ngắn gọn, dễ hiểu nhất. 

4 dòng nước hoa victoria secret mùi thơm nhất

FOB là gì?

FOB là một điều khoản trong danh sách 11 điều kiện giao hàng của Incoterms 2020. Muốn hiểu về FOB, bạn cần hiểu rõ về Incoterms. Incoterms là viết tắt của cụm từ tiếng Anh International Commerce Terms. Đây là bộ quy tắc về các điều kiện mà các bên trong thương mại, vận chuyển và giao dịch hàng hóa phải tuân thủ. 

FOB là gì? Hướng dẫn cách tính giá FOB ngắn gọn, dễ hiểu nhất
FOB là gì? Hướng dẫn cách tính giá FOB ngắn gọn, dễ hiểu nhất

 

Quay về câu hỏi chính, vậy FOB là gì? Trong đó, FOB là từ viết tắt của Free on board, nội dung của điều kiện FOB quy định rằng, trách nhiệm của người bán hàng sẽ hoàn thành ngay sau khi hàng hóa được xếp lên tàu/boong hoặc các phương tiện vận chuyển khác. Khi chọn điều kiện FOB, những sự cố hoặc rủi ro nào trong quá trình vượt biên. Việc vận chuyển hàng hóa đều do bên mua chịu trách nhiệm và mua bảo hiểm hàng hóa. Với người bán, họ chỉ chịu trách nhiệm quy trình trước khi hàng hóa lên đường. 

Giá FOB là gì và bao gồm những gì?

Đầu tiên, ta phải xác định giá FOB là gì? Một cách dễ hiểu, giá FOB hay còn gọi là FOB Price, sẽ bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi lưu trữ đến cửa khẩu. Giá FOB là khoản tiền mà người bán phải chi trả để mang hàng đến nơi xuất, và không bao gồm phí vận chuyển sang nơi nhận hoặc phí bảo hiểm hàng hóa. Vậy giá FOB bao gồm những gì? Một số chi phí thường gặp trong giá FOB như:

 

  • Giá cả của hàng thành phẩm 
  • Chi phí kéo hàng hóa đến cảng
  • Chi phí mở tờ khai hải quan 
  • Phí nâng hạ container
  • Chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 
  • Chi phí khác có liên quan khi làm thủ tục hải quan

Ví dụ: Trường hợp bạn là bên nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Hà Nội, đã thương thảo với đối tác bên Trung Quốc và áp dụng điều kiện FOB. Lúc này, trách nhiệm của đối tác sẽ là chuyển hàng đến cảng tại Trung Quốc và nhận toàn bộ chi phí cho đến thời điểm đó. Khi hàng từ cảng Trung Quốc di chuyển về cảng tại Việt Nam, toàn bộ quy trình sẽ do phía người bán – là doanh nghiệp của bạn chịu trách nhiệm.

Trách nhiệm các bên theo điều kiện FOB như thế nào?

– Bên bán:

  • Chuyển hàng đến vị trí cảng đã quy định từ trước
  • Chịu chi phí vận chuyển và xử lý rủi ro trong khi chuyển hàng đến cảng
  • Làm thủ tục xuất khẩu và đóng thuế xuất khẩu
  • Chuyển giao hồ sơ, chứng từ cần thiết
  • Thông báo đã chuyển hàng cho phía bên mua

– Bên mua:

  • Trả phí nhập hàng cho bên bán
  • Chịu trách nhiệm về hàng hóa sau khi hàng đã được xếp lên tàu cho đến khi hàng tới nơi
  • Mua bảo hiểm hàng hóa, chịu cước phí vận chuyển
  • Đóng thuế và làm thủ tục nhập khẩu đúng quy trình.

4 dòng nước hoa victoria secret mùi thơm nhất

Trên đây là tổng quan những điều bạn cần biết khi mới bắt đầu tìm hiểu về FOB và giá FOB. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thực tế vẫn có thể gặp nhiều khúc mắc, nhiều câu hỏi cần giải đáp. Nếu bạn cần thông tin cụ thể về FOB là gì? Giá FOB là gì? Cách tính như thế nào?, đừng ngần ngại liên hệ về hộp thư hỗ trợ của Pakago: [email protected] để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc bạn thực hiện thành công và có những thương vụ suôn sẻ. 

Bài viết mới
Bí Quyết Làm Đẹp Của Những Ngôi Sao Hollywood
Posted on 4 lượt xem
Mua Hàng Mỹ Giá Rẻ Qua Các Ứng Dụng Di Động
Posted on 4 lượt xem
Xu Hướng Thời Trang Đầu Mùa Thu 2024 Tại Mỹ
Posted on 8 lượt xem
Bí Quyết Chọn Size Quần Áo Thời Trang Mỹ
Posted on 3 lượt xem