TAGS: fcl là gì

Sự khác nhau giữa nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc bằng FCL và LCL
Posted on 113 lượt xem

Vận chuyển là bước quan trọng không thể thiếu khi nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc về Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần phải lựa chọn được hình thức vận chuyển phù hợp với số hàng hiện có của mình để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa. Hiện nay có hai phương thức vận chuyển container phổ biến đó là FCL và LCL. Vậy sự khác nhau giữa hai phương thức này là gì? Cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay dưới đây!

1. Tìm hiểu khái niệm FCL và LCL là gì?

Có lẽ nhiều người đã biết hàng FCL và LCL là gì. Tuy nhiên, nếu không hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải thì sẽ khó lòng có thể hiểu được. Vậy FCL và LCL là gì?

1.1  FCL là gì?

FCL là viết tắt của cụm từ Full Container Load, được sử dụng chủ yếu trong ngành vận tải biển quốc tế, chuyên lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu chính ngạch hàng hóa.

FCL và LCL là gì? Điểm khác nhau của hai loại hàng này?
FCL và LCL là gì? Điểm khác nhau của hai loại hàng này?

Theo đó, hàng hóa của người gửi hàng phải có khối lượng tương đối lớn, xếp đầy vào trong một hoặc nhiều container khác nhau.

1.2  LCL là gì?

LCL là viết tắt của cụm từ Less than Container Load, có nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Hàng hóa vận chuyển theo phương thức này thường có khối lượng nhỏ, không đủ để đóng nguyên một container mà phải ghép chung với những lô hàng của chủ khác. LCL hay còn được gọi là phương thức ghép container chính ngạch.

2. Sự khác nhau giữa nhập khẩu chính ngạch bằng FCL và LCL

Tiêu chí

FCL LCL

Kích thước lô hàng

Hàng hóa nào cũng có thể vận chuyển bằng phương thức FCL, không giới hạn khối lượng. Nên tính toán khối lượng container đầy đủ nếu tổng không gian lớn hơn 15 trở lên. Có thể sử dụng cho các lô hàng ít nhất 2.5 hoặc ít hơn. Đây là phương thức vận chuyển lý tưởng cho các lô hàng có khối lượng  <15

Trọng lượng

Mỗi container sẽ có trọng lượng chứa khác nhau. Sau khi đạt ngưỡng, phần hàng còn lại sẽ chuyển sang một container khác. Vì LCL chủ yếu là hàng lẻ, chủ yếu là ghép hàng với nhau nên không giới hạn trọng lượng tối đa.

 

Đối tượng tham gia

– Người gửi hàng

– Người vận chuyển

– Đối tượng nhận hàng

– Người gửi hàng

– Người gom hàng

– Nhân viên vận chuyển

– Đối tượng nhận hàng

Quy trình thực hiện

 

 

 

 

– Chủ hàng đóng hàng vào container và sẽ được niêm phong kẹp chì.

– Tùy vào lựa chọn phương thức vận chuyển đã ký trong hợp đồng để giao nhận hàng.

– Nhận hàng tại kho nội địa.

– Nhà vận chuyển đứng ra làm giấy tờ xuất nhập khẩu chính ngạch.

– Xếp hàng vào container.

Trách nhiệm đơn vị vận chuyển

– Xin giấy phép nhập khẩu chính ngạch và làm thủ tục hải quan.

– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người chuyên chở.

– Kiểm tra tình trạng bên ngoài của container so với vận đơn.

– Nhanh chóng rút hàng ra khỏi container tại kho để hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở.

Chịu chi phí liên quan đến việc làm trên.

– Xin giấy phép nhập khẩu chính ngạch và làm thủ tục hải quan.

– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người gom hàng để nhận hàng

– Thanh toán cước phí (nếu có).

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn sự khác nhau giữa FCL và LCL trong nhập khẩu chính ngạch hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc trong việc lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hoá phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết !

Bài viết mới
Bí Quyết Làm Đẹp Của Những Ngôi Sao Hollywood
Posted on 20 lượt xem
Mua Hàng Mỹ Giá Rẻ Qua Các Ứng Dụng Di Động
Posted on 20 lượt xem
Xu Hướng Thời Trang Đầu Mùa Thu 2024 Tại Mỹ
Posted on 69 lượt xem
Bí Quyết Chọn Size Quần Áo Thời Trang Mỹ
Posted on 14 lượt xem