Hướng dẫn cách tính giá FOB, CIF, FCA, EXW khi lưu thông hàng hóa bằng các phương thức vận tải quốc tế
Trong hợp đồng thương mại quốc tế giữa các bên đã thỏa thuận chi tiết việc áp dụng theo điều kiện giao hàng nào để có phương pháp tính giá cho phù hợp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính giá FOB, CIF, FCA, EXW khi lưu thông hàng hóa bằng các phương thức vận tải quốc tế.
Mục Lục
Cách tính giá FOB
FOB là viết tắt của từ Free On Board. Theo điều kiện giao hàng này, người bán sẽ được miễn trách nhiệm khi hàng hóa được xếp lên boong tàu. Tức là, một khi hàng hóa chưa lên tàu thì trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về người bán. Nhưng khi hàng hóa đã lên tàu hoàn tất thì sẽ chuyển giao trách nhiệm này cho người mua. Lan can tàu chính là điểm chuyển giao rủi ro trong điều kiện giao hàng FOB.
Điều kiện giao hàng FOB được sử dụng rất nhiều khi lưu thông bằng các phương thức vận tải quốc tế, đặc biệt là bên bán hàng. Cách tính giá FOB như sau:
Cách tính giá FOB = |
Giá hàng thành phẩm |
Chi phí nâng hạ container | |
Chi phí kéo container nội địa | |
Khoản chi phí mở tờ khai hải quan | |
Chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa | |
Chi phí kẹp trì | |
Khoản chi phí phun trùng kiểm dịch |
Cách tính giá CIF
Quá trình chuyển chở từ cảng mua đến cảng bán sẽ do người bán chịu. Tuy nhiên, khi vận chuyển hàng hóa trên đường đi nếu hàng hóa bị hỏng hóc, mất mát thì sẽ giải quyết như thế nào? Đó chính là lý do cần phải mua bảo hiểm hàng hóa dẫn đến khái niệm giá CIF. Cách tính giá CIF và FOB thường xuyên xuất hiện trong các phương thức vận tải quốc tế. Để tính được giá CIF chắc chắn bạn phải biết cách tính giá FOB thì mới cho về kết quả chính xác.
Phí bảo hiểm sẽ bao gồm giá trị thực tế của hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu, cước phí vận chuyển, lãi ước tính và thuế nhập khẩu của lô hàng đó. Tùy vào từng loại bảo hiểm mà mức phí sẽ khác nhau. Cách tính giá CIF như sau:
Cách tính giá CIF | = Giá FOB + F (cước phí vận chuyển) + (CIF*R) |
= (FOB+F)/(1-R) | |
Trong đó, R: Tỷ lệ bảo hiểm |
Cách tính giá FCA
Rất nhiều người không biết đến giá FCA là gì, mặc dù thường xuyên hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Hiểu một cách đơn giản, điều kiện giao hàng FCA chỉ là bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua gửi đến nhận hàng (nếu vị trí đó nằm trong địa bàn của người mua). Sau khi hoàn thành bốc dỡ hàng hóa xong thì người bán hết trách nhiệm. Điều kiện giao hàng FCA được sử dụng nhiều ở nhiều phương thức vận tải quốc tế như đường sắt, đường bộ, đường biển…
Hãy hiểu bản chất của cách tính giá FCA, đó là Free Carrier – miễn trách nhiệm vận chuyển hàng hóa.
Cách tính giá EXW
Giao hàng theo điều kiện EXW có nghĩa là Ex Works – Giao hàng tại xưởng. Bạn có một lô hàng, nhưng bạn không muốn chịu bất cứ trách nhiệm nào về lô hàng đó. Từ việc xin giấy phép xuất khẩu cho đến việc thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu chở hàng…Hiểu một cách đơn giản, bạn không có chút trách nhiệm nào về thủ tục và chỉ đơn thuần là bán hàng thôi thì hãy sử dụng cách tính giá EXW.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các cách tính giá FOB, CIF, FCA, EXW khi lưu thông hàng hóa bằng các phương thức vận tải quốc tế. Vui lòng truy cập vào website của Pakago để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!